Khi chụp ảnh, chúng ta thường cầm máy ảnh trên tay để tiện việc lấy góc máy thuận tiện hơn, thao tác nhanh hơn. Tuy nhiên một số trường hợp như chụp kiến trúc, chụp xa, chụp tốc độ chậm… thì buộc phải dùng chân máy
Các loại chân máy Chân máy ảnh gồm có hai phần chính: phần chân đứng và phần đế để gắn máy ảnh vào (panhead). Phần chân đứng có 3 càng xoạc, có thể thay đổi độ dài hoặc góc chụm. Chân càng được làm bằng vật liệu tốt sẽ chịu được trọng lượng cao, nhưng sẽ khá nặng (thường phải hơn 2 kg). Ngoài vật liệu làm bằng nhôm, một số hãng có sản xuất bằng vật liệu sợi cacbon nhẹ hơn nhưng giá thành rất đắt. Phần đầu gắn máy ảnh vào có thể chia làm hai loại: loại có cần tinh chỉnh và loại xoay tự do (ballhead), thích hợp tùy vào mục đích sử dụng.
Hiện nay trên thị trường, chân máy được chia làm 4 dạng: chân máy chuẩn tripod dùng cho mọi yêu cầu, chân máy dạng minipod dùng cho máy ảnh du lịch loại nhỏ, chân máy dùng cho các phóng viên thể thao và dạng chân máy một chân monopod dành cho dân du lịch. Loại chân máy này buộc người dùng phải giữ thăng bằng bằng tay nhưng có ưu điểm là rất cơ động, thao tác chuyển đổi nhanh.
Một số mẹo nhỏ khi mua sắm chân máy.
Nếu bạn thuộc mẫu người thích hiệu quả không cầu toàn, thì có thể tìm kiếm chân máy trên các diễn đàn nhiếp ảnh như: vnphoto.net, photo.vn… Ở đây, phần lớn người bán là dân nghiệp dư, sau khi mua sử dụng cảm thấy không phù hợp với nhu cầu nên có ý định thay đổi. Những dịp như thế, bạn sẽ mua được giá hời mà sản phẩm khá mới, vì họ rất ít sử dụng (thỉnh thoảng chỉ dùng khi đi offline).
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm thêm về chốt khóa giữa các khúc chân với nhau, càng tinh xảo cứng cáp càng tốt. Chân máy có trọng lượng nặng thường chịu được lực tải lớn, ví dụ bạn chụp thú hoang dã thì khi đã lắp ống kính cỡ từ 400mm trở lên thì chân máy phải có trọng lượng tối thiểu là hơn 2 kg. Loại chân 1 càng (monopod) thích hợp chụp bóng đá, tennis, đua ngựa và thời trang…
Các loại chân máy Chân máy ảnh gồm có hai phần chính: phần chân đứng và phần đế để gắn máy ảnh vào (panhead). Phần chân đứng có 3 càng xoạc, có thể thay đổi độ dài hoặc góc chụm. Chân càng được làm bằng vật liệu tốt sẽ chịu được trọng lượng cao, nhưng sẽ khá nặng (thường phải hơn 2 kg). Ngoài vật liệu làm bằng nhôm, một số hãng có sản xuất bằng vật liệu sợi cacbon nhẹ hơn nhưng giá thành rất đắt. Phần đầu gắn máy ảnh vào có thể chia làm hai loại: loại có cần tinh chỉnh và loại xoay tự do (ballhead), thích hợp tùy vào mục đích sử dụng.
Hiện nay trên thị trường, chân máy được chia làm 4 dạng: chân máy chuẩn tripod dùng cho mọi yêu cầu, chân máy dạng minipod dùng cho máy ảnh du lịch loại nhỏ, chân máy dùng cho các phóng viên thể thao và dạng chân máy một chân monopod dành cho dân du lịch. Loại chân máy này buộc người dùng phải giữ thăng bằng bằng tay nhưng có ưu điểm là rất cơ động, thao tác chuyển đổi nhanh.
Một số mẹo nhỏ khi mua sắm chân máy.
Nếu bạn thuộc mẫu người thích hiệu quả không cầu toàn, thì có thể tìm kiếm chân máy trên các diễn đàn nhiếp ảnh như: vnphoto.net, photo.vn… Ở đây, phần lớn người bán là dân nghiệp dư, sau khi mua sử dụng cảm thấy không phù hợp với nhu cầu nên có ý định thay đổi. Những dịp như thế, bạn sẽ mua được giá hời mà sản phẩm khá mới, vì họ rất ít sử dụng (thỉnh thoảng chỉ dùng khi đi offline).
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm thêm về chốt khóa giữa các khúc chân với nhau, càng tinh xảo cứng cáp càng tốt. Chân máy có trọng lượng nặng thường chịu được lực tải lớn, ví dụ bạn chụp thú hoang dã thì khi đã lắp ống kính cỡ từ 400mm trở lên thì chân máy phải có trọng lượng tối thiểu là hơn 2 kg. Loại chân 1 càng (monopod) thích hợp chụp bóng đá, tennis, đua ngựa và thời trang…
Chodientu.vn bán chân máy ảnh cũ chất lượng đảm bảo
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon